Cổ phần hóa là gì
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang được ngày càng mở rộng và phát triển. Đồng hành cùng sự phát triển ấy, không chỉ ở việc các doanh nghiệp đang ngày càng được thành lập, mà việc cổ phần hóa các doanh nghiệp cũng đang diễn ra rất tích cực. Vậy, cổ phần hóa là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác nhất.
Bạn đang xem: Cổ phần hóa là gì

1. Cổ phần hóa là gì
Hiện nay, không có một quy định cụ thể về cổ phần hóa là gì, tuy nhiên, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 nói chung và các Thông tư, Nghị định khác nói riêng, có thể hiểu, cổ phần hóa chính là cụm từ dùng để chỉ cho những công ty từ một chủ doanh nghiệp thành các công ty nhiều chủ dưới hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản cho doanh nghiệp cho nhiều người dưới hình thức bán cổ phần cho những cá nhân, tổ chức khác. Từ đó, Những người này sẽ trở thành cổ đông của công ty cổ phần, doanh nghiệp một chủ trở thành công ty cổ phần
Một mặt khác, Cổ phần hóa còn là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm 1990-1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996, và cơ bản hoàn thành vào năm 2010.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa là gì
Theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ bao gồm:
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Xem thêm: Cách Chọn Gà Chọi Con - Cách Nhận Biết Gà Chọi Trống Mái
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).
3. Điều kiện để cổ phần hóa
Các doanh nghiệp được quy định ở mục trên khi thực hiện việc cổ phần hóa cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
– Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;
– Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Xem thêm: Tiết Lộ Cách Chọn Gà Chọi Con Mới Nở Hay Chuẩn Nhất Của Những Người Sành
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Bên cạnh đó, cần phải lưu ý:
– Đối với các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật
Mong rằng, với những nội dung trên, quý độc giả đã có thể nắm rõ hơn về cổ phần hóa là gì. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về công ty cổ phần là gì, quý độc giả có thể tìm đọc tại đây